Từ Hán Thảo_luận_Thành_viên:Cnbhkine

Tôi và nhiều người đã có ý kiến với bạn về việc dùng từ Hán trong các bài viết. Vì vậy đừng cố lặp lại điều này như bạn đã sửa đổi bài Ngô Hạp Lư.--Trungda (thảo luận) 18:39, ngày 21 tháng 7 năm 2013 (UTC)

Thứ nhất, chữ "vua" không thay bằng "quân chủ". Thứ 2, nước Ngô có ngôi vương từ đời trước Hạp Lư nên người đứng đầu kế tục đương nhiên sẽ có vương hiệu. Còn việc dùng từ thì tôi không nói lại nữa, nếu bạn lặp lại thì tôi căn cứ theo quy định để làm việc.--Trungda (thảo luận) 18:56, ngày 21 tháng 7 năm 2013 (UTC)Đây không còn là chuyện văn phong cá nhân nữa, điều này tôi và mọi người đã nói quá nhiều với bạn. Tôi không dọa dẫm bạn mà chỉ nhắc nhở bạn.--Trungda (thảo luận) 19:05, ngày 21 tháng 7 năm 2013 (UTC)Tôi cũng là người có thói quen dùng nhiều từ Hán Việt, tuy nhiên tôi cũng góp ý là bạn nên giảm tần suất sử dụng các từ Hán Việt xuống ở mức hợp lý hơn. Cũng như bạn, tôi cho rằng "quân chủ" đa năng hơn là "vua", nhưng văn phong của bạn muốn được tôn trọng thì nó phải được diễn ra sao cho số đông có thể hiểu ở ngay lần đọc đầu tiên. Hiện tại, tôi thấy bạn chua quá nhiều Hán tự làm mất tính liền lạc của bài viết (trong một đoạn dài viết bằng Quốc ngữ bị cắt liên tục bằng Hán tự), đồng thời do sử dụng quá nhiều từ Hán Việt trong đoạn dẫn đến sự ngắt mạch (vì người đọc thường xuyên phải dừng lại để tìm nghĩa của từ); làm giảm đi rất nhiều khả năng truyền đạt thông tin của bài viết, điều mà tôi cho rằng chắc hẳn bạn cũng không mong muốn. Thái Nhi (thảo luận) 02:38, ngày 22 tháng 7 năm 2013 (UTC)Đối với những bài khoa học, có nhiều thuật ngữ không dịch vì không có khả năng chuyển nghĩa đầy đủ hoặc mang tính tương đối. Tuy nhiên, đối với các bài lịch sử (lĩnh vực xã hội), dùng nhiều từ Hán Việt ít thông dụng, tuy có thể vì lý do không có từ chuyển nghĩa tương ứng, cũng có thể gây hậu quả còn tệ hơn vì người đọc phổ thông ít có thể hiểu được (có thể chỉ có số ít như bạn hoặc tôi mà thôi). Thái Nhi (thảo luận) 16:45, ngày 22 tháng 7 năm 2013 (UTC)